Đề cương môn lý luận Văn học ( Dành cho học viên ôn thi Cao học Văn học Việt Nam)

line
26 tháng 11 năm 2018
Chương 1. Tác phẩm văn học
1.1. Tác phẩm như một chỉnh thể trung tâm của hoạt động văn học
   - Khái niệm chỉnh thể.
   - Vai trò của tính chỉnh thể trong tác phẩm văn học.
   - Cấp độ cấu trúc chỉnh thể tác phẩm văn học: Ngôn ngữ, hình tượng, kết cấu và chỉnh thể.
1.2. Đề tài, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm văn học
1.2.1. Đề tài
   - Khái niệm đề tài.
   - Giới hạn phạm vi đề tài (giới hạn bên trong và bên ngoài).
   - Phân biệt đề tài với đối tượng nhận thức, miêu tả của sáng tác văn học.
   - Việc xác nhận đề tài phải đi từ nội dung trực tiếp của tác phẩm, chỉ ra bản chất xã hội của nó. 
   - Đề tài tác phẩm văn học không chỉ gắn với hiện thực khách quan mà còn do lập trường tư tưởng, vốn sống nhà văn quy định.
1.2.2. Chủ đề
   - Khái niệm chủ đề.
   - Chủ đề hình thành, thể hiện trên cơ sở đề tài.
   - Chủ đề thể hiện bản sắc tư duy, chiều sâu tư tưởng, khả năng thâm nhập vào bản chất đời sống của nhà văn.
   - Chủ đề ở những tác phẩm lớn có thể phân biệt ra chủ đề chính/ phụ.
1.2.3. Tư tưởng
   - Khái niệm tư tưởng.
   - Tư tưởng là linh hồn tác phẩm, là kết tinh những suy cảm của nhà văn về cuộc đời. 
   - Tư tưởng thấm nhuần trong tác phẩm nên không dễ nắm bắt. Đó là lý do có sự tiếp nhận khác nhau về tư tưởng tác phẩm văn học.
   - Tư tưởng tác phẩm văn học được thể hiện qua lời thuyết minh trực tiếp của tác giả, của nhân vật chính diện, qua logic miêu tả của nhà văn, hòa thấm trong chi tiết hình tượng.
   - Tư tưởng TPVH có ý nghĩa xã hội, chính tri, triết học, đạo đức, tôn giáo; nhưng về bản chất, không phải là tư tưởng xã hội học, chính trị học, triết học, đạo đức học. 
1.3. Nhân vật trong tác phẩm văn học
1.3.1. Nhân vật văn học và vị trí của nó trong tác phẩm 
   - Nhân vật văn học là con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học.
     + Nhân vật văn học phong phú, đa dạng.
     + Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật ước lệ nên không thể đồng nhất với con người thật.
     + Nhân vật văn học bộc lộ trong hành động, quá trình, vì thế không thể biết trước và mang tính hồi cố.
   - Nhân vật có chức năng là phương tiện khái quát các tính cách, số phận, cuộc sống con người và các quan niệm về chúng
     + Tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử, xuất hiện trong hiện thực khách quan. Do đó, chức năng khái quát của nhân vật cũng mang tính chất xã hội lịch sử.
     + Nhân vật là người/ công cụ dẫn dắt người đọc vào thế giới cuộc sống, đồng thời góp phần mở rộng đề tài.
     + Nhân vật còn là quan niệm về tính cách và cái tư tưởng mà tác giả muốn thể hiện. Vì thế, không nên đánh giá, cảm thụ nhân vật như người thật ngoài đời.
1.3.2. Loại hình nhân vật văn học
   - Dựa vào kết cấu và cốt truyện: Nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ.
   - Dựa vào ý thức hệ: Nhân vật chính diện và phản diện.
   - Dựa vào cấu trúc: Nhân vật chức năng/ mặt nạ, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng.
1.3.3. Các phương thức thể hiện nhân vật
   - Nhân vật được miêu tả bằng chi tiết, nó như những con mắt trổ những cửa sổ để nhìn vào nhân vật. Và văn học dùng chi tiết miêu tả chân dung, ngoại hình, hành động, tâm trạng.
   - Nhân vật được thể hiện qua mâu thuẫn, xung đột, sự kiện, qua đó, bộc lộ những phần bản chất sâu kín nhất của nhân vật.
   - Nhân vật có thể được miêu tả trực tiếp hoặc gián tiếp qua sự cảm nhận của người khác, qua môi trường mà nhân vật sống.
   - Nhân vật thường bộc lộ mình nhiều nhất qua việc làm, hành động, ý nghĩ.
   - Sự thể hiện nhân vật bao giờ cũng nhằm khái quát nội dung đời sống xã hội, quan niệm, cảm hứng tình điệu thiết tha với cuộc đời. Vì vậy, sự thể hiện nhân vật phải được xem xét trong sự phù hợp với nội dung nhân vật, và kiểu loại nhân vật.
Chương 2. Phương pháp sáng tác
2.1. Chủ nghĩa lãng mạn
2.1.1. Khái niệm chủ nghĩa lãng mạn
   - Phân biệt thuật ngữ: Phương thức lãng mạn, hình thái lãng mạn, tính chất lãng mạn, chủ nghĩa lãng mạn.
   - Khái niệm. 
2.1.2. Cơ sở hình thành: lịch sử, xã hội và ý thức
   - Cơ sở lịch sử - xã hội: 
     + Cách mạng tư sản Pháp (1789) đánh đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ tư sản là một bước ngoặc lịch sử vĩ đại.
     + Thế kỉ XIX, nước Pháp chìm trong bão tố chính trị.
     + Lịch sử - xã hội đó đã tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của mọi tầng lớp xã hội.
   - Cơ sở ý thức: 
     + Chủ nghĩa xã hội không tưởng lấy lý tưởng đối lập với thực tại.
     + Triết học, mỹ học duy tâm cổ điển Đức đề cao con người tách khỏi thực tế xã hội, lịch sử.
2.1.3. Nhân vật trung tâm
   - Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực: Thoát ly thực tế, quay về quá khứ, hoặc đi vào mộng ảo, hoặc thu mình trong cái tôi nhỏ bé.
   - Chủ nghĩa lãng mạn tích cực: Phản kháng, đấu tranh đòi giải phóng nhân loại bị áp bức, hướng về tương lai tươi đẹp nhưng mơ hồ, theo đuổi lý tưởng tích cực dù không tưởng.
2.1.4. Nguyên tắc khắc họa tính cách
   - Nguyên tắc chủ quan, coi trọng vẻ đẹp riêng, độc đáo, phi thường, ngoại lệ.
   - Chủ nghĩa lãng mạn tích cực lấy tình cảm mạnh mẽ, lý tưởng cao đẹp đối lập với thực tế nghèo nàn, thù địch.
     + Tính cách nhân vật trừu tượng, phi lịch sử, không giải thích được bằng thực tế.
     + Nhân vật thường là sự “phân thân” của tác giả nên số lượng tính cách không nhiều.
   - Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực xây dựng tính cách nhân vật không thật;  đề cao tinh thần, tiềm thức, giấc mơ.
2.1.5. Thi pháp
   - Nguyên tắc tư duy nghệ thuật: tái tạo, cảm tính, mộng ảo, “tìm tòi chân lý, lý tưởng”.
     + Chủ nghĩa lãng mạn tích cực: tìm mộng ảo, lý tưởng trong thực tại.
     +  Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực: tìm mộng ảo, lý tưởng trong quá khứ.
   - Đề tài chính: Lịch sử, tình yêu, thiên nhiên, tôn giáo.
   - Đề cao chất trữ tình trong sáng tác: 
   - Chủ trương “trở về với trung thế kỉ” (trung cổ).
   - Thể loại: sử dụng mọi thể loại, tuy nhiên phát triển mạnh ở thể thơ trữ tình và thể tự truyện.
   - Mở rộng phương tiện diễn đạt; phát triển ngôn ngữ đến chỗ rất mực phong phú.
2.2. Chủ nghĩa hiện thực (phê phán)
2.2.1. Khái niệm chủ nghĩa hiện thực (phê phán)
   - Thuật ngữ: Phân biệt thuật ngữ phương thức hiện thực, chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa hiện thực phê phán.
   - Khái niệm.
2.2.2. Cơ sở hình thành: lịch sử, xã hội và ý thức
   - Cơ sở lịch sử - xã hội:
     + Sự hình thành và phát triển mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
    + Karl Marx và Engels cho rằng: “Giai cấp tư sản đã đem một sự bóc lột công nhiên vô sĩ, trực tiếp, tàn nhẫn thay cho sự bóc lột được che đậy bằng những ảo tưởng tôn giáo và chính trị”.
   - Cơ sở ý thức:
     + Các nhà xã hội học đã “bắt mạnh” đúng căn bệnh của xã hội tư bản: mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp. 
     + Các sử gia đã chứng minh thắng lợi của tư sản đối với phong kiến là một tất yếu lịch sử, từ đó vạch ra quy luật đấu tranh giai cấp như một phương tiện trong động lực phát triển lịch sử.
     + Các nhà triết học L. Feuerbach, Ghécxen, Secnưsepsxki… đã đưa chủ nghĩa duy vật lên đỉnh cao; đặc biệt phép biện chứng của G. Hegel tác động mạnh đến tư tưởng châu Âu, trong đó có thuyết tiến hóa luận của C. Darwin, phá tan quan niệm về sự bất động, bất biến của các hình thái tự nhiên.
   - Cơ sở lịch sử, xã hội kết hợp với cơ sở ý thức kết tinh thành nguyên tắc lịch sử - cụ thể.
2.2.3. Nhân vật trung tâm và cảm hứng chủ đạo
   - Nhân vật trung tâm: 
     + Chính diện (chiếm tỉ lệ nhỏ): quý tộc, anh hùng cộng hòa.
     + Phản diện tư sản hóa (chiếm tỉ lệ lớn): quý tộc, tiểu tư sản… đều thấm nhuần đạo đức và triết lý tôn thờ “con bê vàng”.
   - Cảm hứng chủ đạo: phê phán, phủ định.
2.2.4. Tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình
   - Tính cách điển hình là sự thống nhất hài hòa cao độ giữa tính riêng sắc nét và tính chung có ý nghĩa khái quát cao, là “người lạ mà quen” (Bêlinxki).
   - Hoàn cảnh điển hình là hoàn cảnh của nhân vật được tái hiện vào trong tác phẩm, phản ánh được bản chất hoặc một vài khía cạnh bản chất trong những tình thế xã hội với một quan hệ giai cấp nhất định.
   - Mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh
   - Tính cách nhân vật vẫn chịu sự chi phối chủ quan của nhà văn.
   - Hiện tượng “nhân vật nổi loạn”.
2.2.5. Thi pháp
   - Kế thừa có đổi mới thi pháp lãng mạn chủ nghĩa:
     + Chủ nghĩa hiện thực có sự gần gũi, tiếp thu chủ nghĩa lãng mạn tích cực.
     + Chủ nghĩa hiện thực chủ trương mở rộng đề tài nhưng không yêu cầu tránh “một cái tệ giết chết nó (nghệ thuật - ND) là cái thông thường” như chủ nghĩa lãng mạn.
     + Chủ nghĩa hiện thực chủ trương chống lại lý trí, đề cao tình cảm, nhưng đã mất tính trừu tượng, mơ hồ.
   - Sự chân thực, phong phú của chi tiết: 
     + Chủ nghĩa hiện thực rất phong phú, dồi dào chi tiết chân thực.
     + Chi tiết chân thực có sứ mệnh góp phần tái hiện sống động tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình và nó cũng được điển hình hóa.
     + Cùng với những điển hình nghệ thuật; tính chân thực chi tiết đã đem lại cho chủ nghĩa hiện thực một giá trị nhận thức lớn lao.
   - Sự nở rộ của thể loại tiểu thuyết xã hội.